Đạo
sư Padmakara cõi Uddiyana, Ngài xuất hiện như một hóa thân
làm người. Công chúa Tsogyal xứ Kharchen hỏi Ngài rằng:
Thưa Đạo sư, xin rủ lòng từ bi chỉ dạy cho chúng con
nền tảng của mọi sự thực hành Pháp, phương cách để
chấm dứt sanh và tử, một nhân nhỏ mà có lợi lạc bao
la, một phương pháp dễ áp dụng và ít khó khăn.
Đạo
sư hóa thân trả lời: Tsogyal, quy y là nền tảng cho mọi
sự thực hành Pháp. Tam bảo là sự nâng đỡ cho mọi
thực hành Pháp. Phương cách để đưa sanh và tử đến
chỗ chấm dứt là quy y cùng với những phương diện phụ
của sự việc ấy.
Công
chúa Tsogyal hỏi: Nghĩa cốt lõi của quy y là gì ? Định
nghĩa của nó ra sao ? Khi phân chia, có bao nhiêu loại quy y
?
Đạo
sư trả lời: Nghĩa cốt lõi của quy y là chấp nhận
Phật, Pháp, Tăng là thầy, con đường và những người
đồng hành để thực hành con đường với con, và rồi
hứa rằng ba cái đó là quả con sẽ đạt đến. Như thế
quy y nghĩa là một lời hứa hay chấp nhận. Tại sao một
sự chấp nhận như vậy được gọi là quy y ? Nó được
gọi là quy y bởi vì sự chấp nhận Phật, Pháp và Tăng
là sự nâng đỡ, nương tựa, và bảo vệ hay cứu giúp
cho chúng sanh khỏi sự sợ hãi lớn lao của những khổ
đau và che chướng. Đấy là nghĩa cốt lõi của quy y.
Định
nghĩa của quy y là tìm sự che chở khỏi những khủng
khiếp của ba cõi thấp và khỏi quan kiến thấp kém tin
vào một tự ngã trong năm uẩn vô thường[11] như
các triết gia phi Phật pháp chủ trương.
Khi
phân chia thì có ba loại: quy y cách bên ngoài, quy y cách
bên trong và quy y cách bí mật.
QUY
Y CÁCH BÊN NGOÀI
Công
chúa Tsogyal hỏi: Về quy y cách bên ngoài, nguyên nhân muốn
thọ quy y là gì ? Người ta quy y đối tượng nào ? Loại
người nào được thọ quy y ? Cách thức nào để thọ
quy y ? Người ta thọ quy y với thái độ đặc biệt nào
?
Đạo
sư Padma trả lời: Nguyên nhân của thọ quy y là sợ hãi
những khổ đau của vòng sanh tử, tin vào Tam Bảo là chỗ
để quy y và hơn nữa, chấp nhận Tam Bảo là đối tượng
quy y và là những bậc bảo hộ của sự quy y. Do ba điều
này mà người ta có ý định thọ quy y. Nói chung người
ta muốn quy y vì sợ chết.
Có
nhiều người thậm chí không thấy rằng nửa cuộc đời
đã trôi qua và không nghĩ đến tương lai dù chỉ một
khoảnh khắc. Họ không có sự quy y.
Nếu
con sẽ không chết hay nếu con chắc chắn có lại kiếp
làm người, con sẽ không cần quy y. Tuy nhiên sau khi chết
và chuyển kiếp, có những thống khổ tràn khắp trong
những cõi thấp.
Người
ta quy y đối tượng nào ? Con cần quy y Tam Bảo. Ai có thể
chấm dứt sanh tử ? Chỉ có vị Phật toàn giác là vị
hoàn toàn thoát khỏi mọi khuyết điểm và đã viên mãn
mọi đức hạnh. Thế nên chỉ có Pháp Ngài chỉ dạy và
Tăng đoàn giữ gìn giáo lý của Ngài mới có thể chấm
dứt được khỏi vòng sanh tử của ta và những người
khác. Thế nên ba cái ấy là những đối tượng duy nhất
để quy y, con cần quy y Tam Bảo.
Nói
chung, có nhiều người xem những lời dạy của những bậc
giác ngộ không hơn gì những lời của một thầy bói, và
có những người khi kẹt quá thì nương nhờ vào hồn
linh ma quỷ. Những người như vậy thật khó có sự quy
y.
Loại
người nào quy y ? Đó là những người có quan tâm, sùng
mộ, đức tin và nghĩ đến những công đức của Tam Bảo.
Người ta cần có ba thái độ đặc biệt này :
Vì
vòng sanh tử không có khởi đầu và kết thúc, tôi phải
tách lìa nó ngay lúc này !
Những thần thánh chẳng phải Phật giáo không phải là những đối tượng quy y của tôi !
Duy chỉ có trạng thái toàn giác của Phật quả là đối tượng quy y chân thật của tôi.
Những thần thánh chẳng phải Phật giáo không phải là những đối tượng quy y của tôi !
Duy chỉ có trạng thái toàn giác của Phật quả là đối tượng quy y chân thật của tôi.
Cách
thọ quy y diễn ra như thế này.
Khi
thọ quy y, chỉ môi niệng suông thì vô ích. Đó giống
như sự lẩm bẩm trống rỗng, không chắc sẽ dẫn con
đến đâu.
Cách
thọ quy y là sao ? Con phải quy y với thân, ngữ, tâm thành
kính. Con phải quy y với ba ý nghĩ: sợ hãi những cõi
thấp của sanh tử, tin vào những ban phước của Tam Bảo,
và niềm tin kiên định cùng với lòng bi.
Người
tin đời này tốt đẹp và đời sau cũng tốt đẹp thì
chỉ chết sau khi vừa định thực hành Pháp.
Điều
ấy chưa đủ, con cần biết những nghi thức quy y.
Người
ta quy y với thái độ đặc biệt nào ? Con cần quy y với
một cảm thức trách nhiệm đối với lợi lạc của
những người khác. Con cần quy y với thái độ này, vì
con sẽ không đạt được giác ngộ trọn vẹn và đích
thực chỉ nhờ từ chối sanh tử và mong muốn niết bàn.
Để
giải thoát tất cả chúng sanh khỏi đau khổ của sanh tử
,
Tôi sẽ thọ quy y cho đến khi tôi và tất cả chúng sanh trong ba cõi điều thành tựu giác ngộ tối thượng !
Nói chung, mọi mong ước điều là mong ước nhị nguyên. Quy y mà không thoát khỏi chấp trước nhị nguyên thì không đủ.
Tôi sẽ thọ quy y cho đến khi tôi và tất cả chúng sanh trong ba cõi điều thành tựu giác ngộ tối thượng !
Nói chung, mọi mong ước điều là mong ước nhị nguyên. Quy y mà không thoát khỏi chấp trước nhị nguyên thì không đủ.
Bấy
giờ công chúa Tsogyal hỏi Đạo sư: Quy y cách bên ngoài
kèm theo bao nhiêu loại tu hành ?
Đạo
sư trả lời: Đã quy y con phải khéo léo thực hành tám
sự tu hành để ngăn chặn sự cam kết của con khỏi hư
hỏng.
Bà
hỏi: Tám sự tu hành đó là gì ?
Ngài
trả lời: Trước hết có ba tu hành đặc biệt: Đã quy y
Phật con không nên lễ lạy những thần thánh khác. Đã
quy y Pháp con cần thôi gây hại cho chúng sanh. Đã quy y
Tăng, con không nên kết giao với người ngoại đạo. Đấy
là ba tu hành đặc biệt.
Giải
thích thêm: Trước hết đã quy y Phật, không lễ lạy
những thần thánh khác nghĩa là nếu con lễ lạy những
vị thần thế gian như Mahadeva, Vishnu, Maheshvara hay những
vị khác thì nguyện quy y của con bị hủy hoại.
Thứ
hai, đã quy y Pháp, thôi gây hại chúng sanh, nghĩa là
nguyện quy y của con nhất định bị hủy hoại nếu con
thực hiện sát sanh. Nguyện ấy bị hư hại nếu con đánh
đập chúng sanh khác vì giận dữ, bắt chúng làm nô lệ,
xỏ mũi chúng, nhốt chúng trong chuồng, cắt lông làm áo,
v.v...
Thứ
ba, đã quy y Tăng, không kết giao với người ngoại đạo
nghĩa là nguyện của con bị hư hại nếu con kết bạn
với người chấp giữ cái thấy và hạnh của chủ nghĩa
thường biến hay đoạn kiến. Nếu cái thấy và hạnh của
con phù hợp với họ, nguyện quy y của con bị hủy hoại.
Bất
cứ trường hợp nào, mọi thực hành Pháp đều bao hàm
trong quy y. Người có tà kiến không có hiểu biết này.
Đây
là năm tu hành tổng quát:
1-
Khi bắt đầu thực hành, hãy làm một lễ cúng dường
lớn với nhiều đồ ăn thức uống tốt nhất. Bày trước
các đấng Tôn Quý vào ngày mười bốn và khẩn cầu các
Ngài đến hưởng cúng dường. Sau đó làm lễ cúng dường
vào ngày rằm. Những cúng dường này có bốn loại: cúng
dường lễ lạy, cúng dường phẩm vật, cúng dường tán
thán và cúng dường thực hành.
Thứ
nhất là cúng dường lễ lạy: đứng thẳng và chấp hai
tay. Tưởng nhớ những công đức của chư Phật và chư
Bồ Tát. Hãy quán tưởng đầu con chạm vào chân có dấu
hiệu Pháp luân của các Ngài khi con đảnh lễ.
Tiếp
theo là cúng dường phẩm vật: hãy bày những đồ cúng
dường không phải là sở hữu của người nào (như hoa)
và những đồ cúng dường được quán tưởng, với chính
thân con cũng vậy.
Hãy
cúng dường những lời tán thán với âm điệu du dương.
Cúng
dường thực hành là phát nguyện rằng những thiện căn
từ sự trau dồi Bồ đề tâm của tánh Không và lòng bi
bất khả phân là để cho giác ngộ vì lợi lạc của tất
cả chúng sanh.
Đạo
sư Padma nói: Tam Bảo không cần một chút gì trong chén
nước hay sự tôn kính. Mục tiêu của việc cúng dường
là để cho con nhận được những tia sáng quang minh của
chư Phật.
Về
việc cúng dường những thức ăn uống tốt nhất, hãy
làm ba mâm và trì tụng OM AH HUM ba lần. Hãy tưởng tượng
đồ cúng dường của con nhờ đó mà trở thành một đại
dương cam lồ. Sau đó, quán tưởng Bổn Tôn của con được
bao quanh bởi vô số chúng hội Tam Bảo và tưởng tượng
con dâng cúng cam lồ này, khẩn cầu tất cả các Ngài thọ
nhận. Nếu con không thể dâng cúng theo cách này, hãy chỉ
làm một cúng dường vừa và nói: Xin Tam Bảo chấp nhận
cho!
Nếu
con không có gì để cúng dường, ít nhất con phải dâng
những chén nước mỗi ngày. Nếu không làm thế, nguyện
quy y của con sẽ hư hao.
Tam
Bảo không cần những phẩm vật cúng dường như chúng
sanh. Lễ cúng thực phẩm là để con tích tập công đức
mà không trụ chấp.
2-
Tu hành thứ hai là không bỏ Tam Bảo cao cả dù con có mất
thân, mất mạng hay mất một vật gì quý báu.
Không
từ bỏ quy y dù vì chính thân thể con: thậm chí có ai
dọa móc mắt, chặt chân, cắt mũi, cắt tai hay cánh tay
con, con cứ để họ làm còn hơn là phải từ bỏ Tam Bảo.
Không
từ bỏ quy y dù với cái giá là đời sống của con: thậm
chí có ai dọa giết con, con cứ để họ làm còn hơn là
phải từ bỏ Tam Bảo.
Không
từ bỏ quy y vì một món quà tặng quý giá : thậm chí
nếu con được hứa cho toàn thể thế giới với châu báu
để đổi lấy sự từ bỏ quy y. con cũng chớ chối bỏ
quy y.
3-
Tu hành thứ ba là bất kể cái gì xảy đến cho con, dù
bệnh tật, nhọc nhằn, thoải mái, hạnh phúc hay đau
buồn, con nên lập một mạn đà la với năm loại đồ
cúng và dâng cúng Tam Bảo, rồi phát nguyện quy y và khẩn
cầu như sau:
Đạo
sư thiêng liêng, bậc trì giữ kim cương vĩ đại, tất cả
chư Phật và chư Bồ Tát, xin lắng nghe con! Cầu mong bệnh
tật của con và bất cứ cái gì gây ra bởi những hồn
linh và những thế lực bất thiện đều không xảy đến.
Xin ban an bình, thiện lành và tốt đẹp.
Ngoài
những điều này cũng nên tích tập công đức bằng cách
tụng tán kinh điển lớn tiếng và làm những lễ cúng
dường, vì những thực hành như vậy là những cái căn
bản để quy y. Nếu không được như ý thì chớ sanh
những tà kiến, nghĩ rằng Tam Bảo không ban phước, Pháp
không thật ! Trái lại hay nghĩ tôi sẽ cảm thấy tốt
hơn khi nghiệp xấu của tôi đã cạn kiệt. Không nên
theo đuổi những cách khác như bói toán, phù thủy, mà
chỉ nên thực hành quy y.
4-
Dù con đi về phương hướng nào, hãy nhớ chư Phật và
chư Bồ Tát, hãy cúng dường và quy y. Chẳng hạn, nếu
ngày mai con đi về hướng đông, thì hôm nay làm một mạn
đà la và cúng dường, quy y chư Phật, chư Bồ Tát của
phương đó.
Con
nên khẩn cầu như sau trước khi đi:
Đạo
sư bậc trì giữ kim cương, tất cả chư Phật và chư Bồ
Tát, xin hãy nghe con ! Xin ngăn chặn những chướng ngại
do người và loài chẳng phải người gây ra và làm cho
mọi sự đều tốt lành từ lúc con rời khỏi nơi này
cho đến nơi con đến.
Nếu không làm điều này vào ngày trước khi khởi hành thì con phải làm vào lúc khởi hành.
Vào lúc quy y, nếu con không nhớ thọ quy y trong mười hoặc bảy bước khi đi qua ngưỡng cửa thì sự quy y của con bị hao tổn.
Một khi tâm con đã giao phó cho sự quy y, con sẽ không thể bị lầm lạc.
Nếu không làm điều này vào ngày trước khi khởi hành thì con phải làm vào lúc khởi hành.
Vào lúc quy y, nếu con không nhớ thọ quy y trong mười hoặc bảy bước khi đi qua ngưỡng cửa thì sự quy y của con bị hao tổn.
Một khi tâm con đã giao phó cho sự quy y, con sẽ không thể bị lầm lạc.
5-
Hãy nghĩ đến những phẩm tính tốt của quy y và thực
hành nó thường xuyên. Đã quy y Tam Bảo hãy xem đó là
nơi chốn của hy vọng và niềm tin. Hãy giữ gìn Tam Bảo
như nguồn quy y duy nhất và hãy khẩn cầu các Ngài. Hãy
cầu sự ban phước của Tam Bảo.
Hãy
nghĩ rằng biểu trưng của Tam Bảo, hoặc một bức hình,
một tượng tạc, một bức vẽ, một cái tháp, một cuốn
kinh, chính là Pháp thân. Có thể khi lễ lạy, cúng dường,
cầu nguyện thình lình con chứng ngộ bản tánh của Pháp
thân. Dù điều đó không xảy ra, bằng cách đảnh lễ
cúng dường Tam Bảo và tạo nên một mối nối kết
nghiệp báo, người ta sẽ trở thành đệ tử của một
vị Phật tương lai.
Đạo
sư Padma nói: Bất kể cái gì sanh khởi trong con như những
đức hạnh và an lạc của những bậc giác ngộ, con hãy
xem đó là những ban phước của Thầy con và Tam Bảo.
Bằng cách suy nghĩ như vậy mà con sẽ nhận được những
ban phước. Bất kể những vấn nạn và những khổ sở
nào con gặp, hãy xem chúng là nghiệp xấu riêng của con.
Điều này sẽ chấm dứt tất cả nghiệp xấu của con.
Nói chung, nếu con không giao phó cho Tam Bảo mà nắm giữ
những suy nghĩ tà kiến thì Tam Bảo không ban phước! Và
có thể con không thoát khỏi những địa ngục thấp nhất.
Công
chúa Tsogyal hỏi Đạo sư: Quy y có những phẩm tính tốt
nào ?
Đạo
sư trả lời: Quy y có tám phẩm tính tốt.
1-
Con gia nhập chúng hội Phật tử. Đã quy y Tam Bảo con
được gọi là một Phật tử. Không quy y con không ở
trong chúng hội Phật tử cho dù con có tự xưng là một
con người thánh thiện, một đại thiền giả hay một vị
Phật bằng xương bằng thịt.
2-
Con trở thành một pháp khí thích hợp cho mọi lời nguyện
như giải thoát của cá nhân (biệt giải thoát giới)
chẳng hạn. Còn nếu con mất nguyện quy y thì mọi giới
nguyện căn cứ trên đó đều bị hủy hoại.
Để phục hồi, chỉ thiết lập lại giới nguyện quy y là đủ. Nghĩa là con cúng dường và thọ quy y trước sự hiện diện của Tam Bảo là đủ.
Con cũng cầu nguyện quy y trước bất kỳ lời nguyện nào, từ những giới nguyện cho một ngày đến những lời nguyện của Mật thừa. Thế nên quy y được xem là cái khiến cho con thành một nền tảng thích hợp cho mọi lời nguyện.
Để phục hồi, chỉ thiết lập lại giới nguyện quy y là đủ. Nghĩa là con cúng dường và thọ quy y trước sự hiện diện của Tam Bảo là đủ.
Con cũng cầu nguyện quy y trước bất kỳ lời nguyện nào, từ những giới nguyện cho một ngày đến những lời nguyện của Mật thừa. Thế nên quy y được xem là cái khiến cho con thành một nền tảng thích hợp cho mọi lời nguyện.
3-
Nguyện quy y Tam Bảo làm giảm và chấm dứt mọi nghiệp
chướng đã tích lũy trong tất cả những đời quá khứ.
Nghĩa là những che chướng của con sẽ hoàn toàn cạn
kiệt nhờ quy y đặc biệt, trong lúc thọ quy y tổng quát
thì những nghiệp chướng sẽ giảm.
Lại nữa khi một cảm nhận đích thực về quy y sanh ra nơi con, những nghiệp chướng sẽ chấm dứt rốt ráo, trong khi chỉ những lời nguyện quy y thì đã làm chúng giảm bớt.
Hơn nữa, nếu con quy y vào mọi lúc, khi đi, đứng, nằm, ngồi, thì những nghiệp chướng sẽ hoàn toàn hết sạch, trong khi chỉ thỉnh thoảng quy y thì chúng sẽ giảm bớt.
Lại nữa khi một cảm nhận đích thực về quy y sanh ra nơi con, những nghiệp chướng sẽ chấm dứt rốt ráo, trong khi chỉ những lời nguyện quy y thì đã làm chúng giảm bớt.
Hơn nữa, nếu con quy y vào mọi lúc, khi đi, đứng, nằm, ngồi, thì những nghiệp chướng sẽ hoàn toàn hết sạch, trong khi chỉ thỉnh thoảng quy y thì chúng sẽ giảm bớt.
4-
Con sẽ có công đức bao la. Những phước đức thế gian
như sống thọ, khỏe mạnh, rạng rỡ uy nghi, giàu có lớn
đều phát xuất từ quy y. Sự giác ngộ vô thượng siêu
thế gian cũng có từ quy y.
5-
Con sẽ miễn nhiễm với sự tấn công của người và phi
nhân và với những chướng ngại trong đời sống này. Có
nói rằng khi tám quy y chân thật đã sanh ra trong con thì
không có chướng ngại nào do con người có thể làm tổn
hại được con trong cuộc đời này.
6-
Con sẽ thành tựu bất cứ điều gì con mong muốn. Khi tâm
quy y chân thật đã sanh ra trong con, bất cứ điều giì
con dự định đều không thể không thành. Tóm tắt, có
nói rằng tin vào những đối tượng quy y, con sẽ nhận
được bất cứ điều gì con mong muốn như khi khẩn cầu
một viên ngọc như ý.
7-
Con sẽ không rơi vào các cõi thấp, những số phận xấu
hay những nẻo hư hỏng. ba cõi thấp là cõi địa ngục,
ngạ quỷ và súc sanh. Những số phận xấu ám chỉ sanh
ra ở những nơi không có Phật Pháp, giữa những bộ lạc
biên địa sơ khai. Những nẻo hư hỏng ám chỉ những
triết học phi Phật Pháp. Thế nên để tránh khỏi rơi
vào những chỗ ấy, người ta chỉ cần quy y.
Trong
những giáo lý Đại thừa của Mật giáo có nói rằng
người ta có thể giác ngộ trong chỉ thân này và
trong chỉ đời này. Điều này nghĩa là không nghi ngờ gì
con sẽ nhanh chóng giác ngộ. Thế nên cần phải bỏ tà
kiến nghĩ rằng chỉ quy y một lần là đủ. Con cần phải
quy y trở đi trở lại cả ngày lẫn đêm. Rồi con chắc
chắn sẽ giác ngộ nhanh chóng.
Đạo
sư Padma nói: Nếu con hết mình trong việc quy y, con không
cần thực hành nhiều giáo lý khác. Không nghi ngờ gì con
sẽ đạt quả vị giác ngộ.
Công chúa Tsogyal lại hỏi Đạo sư: Thực hành quy y thực tế là sao?
Đạo sư trả lời: Áp dụng quy y thực tế như sau. Trước hết, hãy tưởng nguyện:
Công chúa Tsogyal lại hỏi Đạo sư: Thực hành quy y thực tế là sao?
Đạo sư trả lời: Áp dụng quy y thực tế như sau. Trước hết, hãy tưởng nguyện:
Con
sẽ đặt tất cả chúng sanh trong giác ngộ viên mãn.
Để
làm điều đó con sẽ thực hành tích tập phước đức
và trí hiệ, tịnh hoá những che chướng và xóa tan những
trở ngại. Vì mục đích này, con xin quy y từ ngay giây
phút này cho đến khi giác ngộ.
Tối
thượng trong hết thảy loài người, tất cả chư Phật
mười phương, con và tất cả chúng sanh vô biên xin quy y
từ giây phút này cho đến khi đạt giác ngộ vô thượng.
Tối
thượng trong hết thảy, không dính nhiễm, giáo Pháp của
muời phương, con và tất cả chúng sanh vô biên xin quy y
từ giây phút này cho đến khi đạt giác ngộ vô thượng.
Tiếp
theo chú tâm lập lại ba lần:
Con
quy y Phật
Con quy y Pháp
Con quy y Tăng
Con quy y Pháp
Con quy y Tăng
Rồi
cầu khẩn ba lần:
Cầu
xin Tam Bảo che chở cho con khỏi những sợ hãi của đời
này. Xin che chở cho con khỏi những sợ hãi của ba cõi
thấp. Xin che chở cho con khỏi lọt vào những nẻo hư
hỏng !
Khi
sắp kết thúc hãy nói:
Qua
những thiện căn này của con, nguyện con đạt được
Phật quả để lợi lạc cho chúng sanh!
Con
nên hồi hướng theo cách này.
Công
chúa Tsogyal hỏi Đạo sư hóa thân Padmakara: Phương pháp
nguyện quy y là gì ?
Đạo sư trả lời: Người ta cần đảnh lễ và nhiễu quanh vị Thầy có nguyện quy y, dâng Ngài hoa và nói như sau:
Đạo sư trả lời: Người ta cần đảnh lễ và nhiễu quanh vị Thầy có nguyện quy y, dâng Ngài hoa và nói như sau:
Thưa
Thầy, xin hãy lắng nghe con. Thưa chư Phật và chư Bồ Tát
trong mười phương, xin hãy lắng nghe con. Kể từ giây
phút này cho đến khi giác ngộ, con[12] (tên) xin quy y
bậc tối thượng của hết thảy loài người, muôn triệu
chư Phật pháp thân viên mãn vô thượng.
Con quy y cái tối thượng trong hết thảy an lạc, không dính nhiễm, những Giáo Pháp Đại thừa.
Con quy y cái tối thượng trong hết thảy chúng hội, Tăng già của những Bồ Tát cao cả bất thối chuyển.
Con quy y cái tối thượng trong hết thảy an lạc, không dính nhiễm, những Giáo Pháp Đại thừa.
Con quy y cái tối thượng trong hết thảy chúng hội, Tăng già của những Bồ Tát cao cả bất thối chuyển.
Vào
lúc lặp lại lần thứ ba lời này, con sẽ đắc giới
nguyện. Hãy đảnh lễ và rải hoa. Rồi thực hành sự tu
hành giải thích ở trên và tận lực trong quy y.
Đây
là giải thích và áp dụng cách quy y bên ngoài.
Công
chúa Tsogyal hỏi Đạo sư: Đã quy y thì người ta được
bảo vệ như thế nào ?
Đạo
sư trả lời: Bất kỳ ai có những thực hành quy y đúng
đắn như giải thích ở trên thì nhất định được Tam
Bảo bảo vệ. Vì vậy, nếu con sợ lạc vào một nẻo
lang thang và cầu nguyện gặp được một con đường chân
chánh, chắc chắn con sẽ gặp. Con cũng chắc chắn được
bảo vệ khỏi những sợ hãi của cuộc đời này.
Khi
mọi phẩm tánh của quy y đã sanh nơi con, con chớ nên
bằng lòng mà dừng lại. Hãy tăng thêm nữa những phẩm
tính đã sanh trong con. Con cần sử dụng mọi phẩm tính
sanh trong tâm con để gom góp những tích tập và tịnh hóa
những che chướng. Khi sự vận dụng như vậy được phát
sanh, toàn bộ khả năng đã được phát động.
Tất
cả những người cảm thấy không có khuynh hướng làm
phát sanh trực tiếp những phẩm tính sâu sa như (quán
chiếu) tánh Không hay mạn đà la của những Bổn Tôn
trong con người họ thì vẫn có thể tịnh hoá những che
chướng và gom góp những tích tập chỉ bằng sự quy y.
Bấy
giờ con có thể tự hỏi rằng, nếu người ta được bảo
vệ khi quy y như vậy, thì có phải chư Phật sẽ xuất
hiện và dẫn dắt tất cả chúng sanh hay không? Câu trả
lời là chu Phật không thể tự tay đem tất cả chúng
sanh ra khỏi sanh tử. Nếu các Ngài làm như vậy
được, thì chư Phật với lòng đại bi và những phương
tiện thiện xảo đã giái thoát cho tất cả chúng
sanh không trừ một ai rồi.
Rồi
con có thể tự hỏi, vậy người ta được bảo vệ bằng
cái gì? Câu trả lời là người ta được bảo vệ bằng
(sự thực hành) Pháp.
Khi
quy y đã sanh ở trong con, con không cần thực hành những
giáo lý khác. Không thể nào con không được bảo vệ bởi
lòng bi của Tam Bảo. Điều đó giống như con chắc chắn
không sợ hãi khi con đã có một đội vệ sĩ tuyệt
hảo.
Đạo sư Padma giải thích quy y cách bên ngoài cho công chúa Tysogyal như thế.
Đạo sư Padma giải thích quy y cách bên ngoài cho công chúa Tysogyal như thế.
QUY
Y CÁCH BÊN TRONG
Công
chúa Tsogyal xứ Kharchen hỏi Đạo sư hoá thân Padmakara,
Người
ta quy y những đối tượng bên trong nào? Loại người nào
thọ quy y? Người ta quy y bằng cách thức hay phương tiện
nào? Với thái độ đặc biệt và kéo dài bao lâu? Cần
hoàn cảnh đặc biệt nào? Mục tiêu là gì và những phẩm
tính nào?
Đạo
sư trả lời: Về những đối tượng quy y, con cần quy y
Bổn Tôn, Guru và Dakini.
Người
thọ quy y là người đã thọ môn Mật thừa.
Cách
thức hay phương pháp là quy y với thân, ngữ, tâm sùng mộ
và thành kính.
Về
thái độ đặc biệt của thọ quy y, con phải nhận thức
vị Thầy là một vị Phật, không từ bỏ Bổn tôn dù
phải từ bỏ mạng sống và thường xuyên cúng dường
Dakini.
Về
thời gian, con cần quy y từ khi phát Bồ đề tâm trong lễ
quán đảnh cho đến khi đạt đến trạng thái một bậc
Kim Cương Trì.
Về
hoàn cảnh, con cần quy y với lòng sùng kính Mật thừa.
Về
mục tiêu hay những đức hạnh của quy y, nó làm cho con
trở thành một pháp khí thích hợp cho Mật thừa và để
nhận những ban phước phi thường.
Công
chúa Tsogyal hỏi Đạo sư: Về quy y cách bên trong, người
ta cần những tu hành gì?
Đạo
sư trả lời: Có tám tu hành. Trước hết có ba tu hành
đặc biệt:
1.
Đã quy y Guru, con không được ý xấu đối với Ngài hoặc
thậm chí có ý định nhạo báng Ngài.
2. Đã quy y Bổn Tôn, con không được gián đoạn sự thiền định về hình tướng Bổn Tôn hay sự trì tụng Ngài.
3. Đã quy y Dakini, con không được bỏ những ngày cúng dường định kỳ.
Năm tu hành tổng quát như sau:
2. Đã quy y Bổn Tôn, con không được gián đoạn sự thiền định về hình tướng Bổn Tôn hay sự trì tụng Ngài.
3. Đã quy y Dakini, con không được bỏ những ngày cúng dường định kỳ.
Năm tu hành tổng quát như sau:
1.
Hãy dâng cúng phần đầu tiên của bất cứ thứ gì con
ăn hay uống như là cam lồ. Cúng dường phần đó khi quán
tưởng Guru trên đầu con. Cúng dường khi quán tưởng Bổn
Tôn nơi trung tâm trái tim và Dakini nơi trung tâm rốn. Con
cần tu hành trong việc chia phần thực phẩm như vậy.
2.
Dù đi về hướng nào, hãy cầu nguyện Guru, Bổn Tôn và
Dakini. Hãy quán tưởng Guru trên đỉnh đầu con. Hãy quán
tưởng chính con là Bổn Tôn và Dakini cùng những hộ pháp
là những vệ sĩ của con. Đây là tu hành khi đi.
3.
Dù phải mất mạng hay tay chân, con cần tu hành xem Guru
cũng thân thiết như trái tim mình. Bổn Tôn thân thiết
như đôi mắt mình, và Dakini thân thiết như thân thể
mình.
4.
Bất cứ điều gì xảy ra, như bệnh tật, khó khăn hay dễ
chịu, vui hay buồn, con cần cầu khẩn Guru, cúng dường
cho Bổn Tôn và lễ tiệc cho Dakini. Ngoài việc này con
không nên chạy theo những phương thức khác như bói toán
và phù phép.
5.
Nhớ những đức hạnh của Guru, Bổn Tôn và Dakini, con
phải quy y thường xuyên. Do quy y Guru, những che chướng
đều bị xoá sạch. Do quy y Bổn Tôn, thân đại ấn[13]
sẽ đạt được. Do quy y dakini, con sẽ nhận được những
thành tựu (siddhi).
Công
chúa Tsogyal hỏi Đạo sư Padma: Quy y cách bên trong có được
những đức hạnh nào?
Đạo
sư Padma trả lời: Do quy y Guru, con được bảo vệ khỏi
những trói buộc của tâm ý niệm. Những chướng
ngại của vô minh và ngu si được xoá sạch. Sự tích tập
quán chiếu và tỉnh giác được hoàn thiện, và con sẽ
nhận được thành tựu chứng ngộ tự phát.
Do
quy y Bổn Tôn, con được bảo vệ khỏi những tri giác
thường tục, gom góp được sự tích tập trí tuệ tự
hữu và đạt được sự thành tựu đại ấn.
Do
quy y Dakini, con sẽ được bảo vệ khỏi những chướng
ngại và hồn linh xấu ác. Trở ngại đói khổ của ngạ
quỷ được loại bỏ, sự tích tập buông bỏ và thoát
khỏi những bám níu được hoàn thiện và sẽ đạt được
sự thành tựu hoá thân đại lạc.
Công
chúa Tsogyal hỏi Đạo sư: Quy y cách bên trong thực tế là
gì?
Đạo
Sư Padma đáp: Trước tiên con nên phát khởi nguyện vọng
hướng đến giác ngộ tối thượng. Sau đó quán tưởng
guru, yidam, dakini ngự trên mặt trời, mặt trăng, và hoa
sen trên bầu trời phía trước con và nói ba lần:
Guru
tôn quý, gốc rễ của dòng truyền,
Bổn Tôn Yidam, đấng khởi nguyên của mọi thành tựu,
Dakini, đấng ban ân phước tối diệu,
Con xin kính lễ ba gốc.
Bổn Tôn Yidam, đấng khởi nguyên của mọi thành tựu,
Dakini, đấng ban ân phước tối diệu,
Con xin kính lễ ba gốc.
Sau
đó, hãy tập trung không xao lãng tâm con vào guru, yidam,
dakini và lập lại:
Con
quy y nơi guru, yidam, và dakini.
Kế
tiếp khẩn nguyện như sau:
Chư
guru, yidam, và dakini, cầu xin ban cho con ân phước của
thân, khẩu, ý các Ngài!
Xin ban những quán đảnh trên con! Xin ban những thành tựu thông thường và tối thượng! Xin mở lòng từ của Ngài đến con, đứa con sùng mộ của Ngài!
Xin ban những quán đảnh trên con! Xin ban những thành tựu thông thường và tối thượng! Xin mở lòng từ của Ngài đến con, đứa con sùng mộ của Ngài!
Sau
đó hóa tán guru vào đỉnh đầu con, yidam vào giữa ngực
con, và dakini vào giũa rốn con.
Công
Chúa Tsogyal hỏi vị Thầy: Phương pháp nguyện thọ quy y
cách bên trong như thế nào?
Vị
Thầy đáp: Nghi thức nguyện thọ quy y cách bên trong lần
đầu như sau: quan trọng là phải nhận được quán đảnh.
Vẫn giữ được tự thân quán đảnh là nhận được quy
y. Nếu con thật sự thọ quy y mà không nhận quán đảnh,
hãy đảnh lễ và đi nhiễu quanh vị guru, dâng cúng hoa
cho Ngài và nói:
Thưa
Thầy, xin lắng nghe con. Tập hội chư Bổn Tôn, chư
dakini, và quyến thuộc của mandala Bổn Tôn, xin hãy lắng
nghe con. Ngay từ giờ cho đến khi đạt được cấp bâïc
vidyadhara tối thượng của mahamudra, con tên là _______ xin
thọ quy y nơi gốc của dòng truyền, tất cả những guru
thiêng liêng và siêu phàm.
Con xin thọ quy y nơi tất cả tập hội của Bổn Tôn, suối nguồn của mọi thành tựu.
Con xin thọ quy y nơi tất cả dakini, những đấng ban ân phước tối diệu.
Con xin thọ quy y nơi tất cả tập hội của Bổn Tôn, suối nguồn của mọi thành tựu.
Con xin thọ quy y nơi tất cả dakini, những đấng ban ân phước tối diệu.
Nguyện
thọ quy y đạt được sau khi niệm bài này ba lần.
Đó là nghi thức thọ giới nguyện. Ta đã giải thích quy y cách bên trong.
Đó là nghi thức thọ giới nguyện. Ta đã giải thích quy y cách bên trong.
QUY
Y CÁCH BÍ MẬT
Công
Nương Tsogyal, Công chúa xứ Kharchen, hỏi vị Thầy: Về
thọ quy y cách bí mật, người ta thọ quy y nơi đối
tượng nào? Loại người nào thọ quy y? Người ta thọ
quy y theo cách thức hay phương pháp nào? Người thọ quy y
với thái độ đặc biệt nào? Quy y trong thời gian nào?
Thọ quy y trong hoàn cảnh nào? Có mục đích và đức hạnh
gì?
Vị
Thầy trả lời: Về phần những đối tượng của quy y
cách bí mật, con phải thọ quy y trong kiến (quan điểm),
thiền (suy niệm), và hành (hành động).
Loại
người thọ quy này phải là người có những khả năng
cao nhất, mong muốn đạt được giác ngộ.
Về
phương pháp hay cách thức, con phải thọ quy y nhờ kiến,
thiền, hành và quả. Nghĩa là con phải quy y với kiến
xác quyết, thiền định có kinh nghiệm, và hành vi có vị
bình đẳng.
Về
phần thái độ đặc biệt, kiến thoát khỏi tham dục, có
nghĩa không mong muốn nào khác hơn là đạt Phật quả hay
dứt bỏ luân hồi. Sự thiền định thoát khỏi trụ vào
sự tập trung trên hình tướng cụ thể và không rơi vào
thiên kiến, thì không thể mô tả bằng ngôn từ bình
thường. Hành động thoát khỏi lấy, bỏ, tức là không
rơi vào bất cứ phạm trù nào.
Về
thời gian là kể từ lúc quy y cho đến khi đạt giác
ngộ.
Về hoàn cảnh là thọ quy y mà không muốn tái sanh nào nữa.
Về mục tiêu hay đức hạnh là đạt được giác ngộ viên mãn ngay trong kiếp sống này.
Công Chúa Tsogyal hỏi: Về quy y cách bí mật, người ta cần tu hành những thực hành nào?
Về hoàn cảnh là thọ quy y mà không muốn tái sanh nào nữa.
Về mục tiêu hay đức hạnh là đạt được giác ngộ viên mãn ngay trong kiếp sống này.
Công Chúa Tsogyal hỏi: Về quy y cách bí mật, người ta cần tu hành những thực hành nào?
Đạo
Sư Padma đáp: Có ba tu hành tiên khởi:
1. Về cái thấy (kiến) sở hữu sự chứng ngộ: con phải tu hành trong xác quyết rằng không có Phật quả nào khác cần thành tựu, vì tất cả chúng sanh và chư Phật đều có cùng nền tảng (Phật tánh). Con phải tu hành trong xác quyết rằng hình tướng xuất hiện và tánh Không là bất khả phân, qua chứng ngộ rằng những hình tướng đó và tâm là không khác biệt.
1. Về cái thấy (kiến) sở hữu sự chứng ngộ: con phải tu hành trong xác quyết rằng không có Phật quả nào khác cần thành tựu, vì tất cả chúng sanh và chư Phật đều có cùng nền tảng (Phật tánh). Con phải tu hành trong xác quyết rằng hình tướng xuất hiện và tánh Không là bất khả phân, qua chứng ngộ rằng những hình tướng đó và tâm là không khác biệt.
2.
Về tu hành trong sự thiền định có kinh nghiệm: Không
nên để tâm hướng ngoại, đừng tập trung vào trong, mà
hãy tu hành để tâm được nghỉ ngơi tự nhiên, và thoát
khỏi điểm quy chiếu.
3.
Về phần hành động: Hãy tu hành kinh nghiệm không gián
đoạn. Dù vào tất cả mọi lúc đi, đứng, nằm, ngồi
đều không có gì để thiền định về, tu hành không xao
lãng dù chỉ trong một khoảnh khắc.
Sau
đây là tám tu hành thông thường:
1.
Không từ bỏ vị Thầy cho dù chứng ngộ tâm con là
Phật.
2. Không gián đoạn những thiện căn cho dù con chứng ngộ những hình tướng là tâm.
3. Tránh làm những hành động xấu dù là vi tế nhất, cho dù con không còn sợ cõi địa ngục.
4. Không phỉ báng bất kỳ giáo lý nào, cho dù con không còn nuôi dưỡng bất cứ hy vọng đạt giác ngộ nào.
5. Không nên kiêu mạn hay khoe khoang cho dù con chứng ngộ những đại định cao cấp.
6. Luôn luôn cảm thấy có lòng bi với chúng sanh, cho dù con hiểu được chính mình và người khác là bất nhị.
7. Hãy tu hành nơi chốn nhập thất (hoang vắng), cho dù con nhận ra luân hồi và niết bàn là không hai (bất nhị).
2. Không gián đoạn những thiện căn cho dù con chứng ngộ những hình tướng là tâm.
3. Tránh làm những hành động xấu dù là vi tế nhất, cho dù con không còn sợ cõi địa ngục.
4. Không phỉ báng bất kỳ giáo lý nào, cho dù con không còn nuôi dưỡng bất cứ hy vọng đạt giác ngộ nào.
5. Không nên kiêu mạn hay khoe khoang cho dù con chứng ngộ những đại định cao cấp.
6. Luôn luôn cảm thấy có lòng bi với chúng sanh, cho dù con hiểu được chính mình và người khác là bất nhị.
7. Hãy tu hành nơi chốn nhập thất (hoang vắng), cho dù con nhận ra luân hồi và niết bàn là không hai (bất nhị).
Công
Chúa Tsogyal hỏi vị Đạo Sư Hóa Thân: Về thọ quy y cách
bí mật, người ta được ban sự bảo vệ nào và đức
hạnh gì?
Đạo
Sư Padma đáp: Đã thọ quy y nơi kiến, con được bảo vệ
khỏi cả hai thường kiến và đoạn kiến, tà kiến và
chấp chặt được loại bỏ, sự tích lũy của pháp tánh
quang minh được viên mãn, và những thành tựu bất tận
của thân, khẩu, ý sẽ đạt được.
Đã
thọ quy y nơi thiền định, cái thấy (kiến) cũng sẽ bảo
vệ sự thiền định. Những che chướng của sự chấp
chặt và tập khí sâu dày được tiêu trừ, sự tích lũy
tính hợp nhất bất nhị được tích tụ và những thành
tựu của xác quyết và giải thoát bổn nguyên sẽ đạt
được.
Đã
thọ quy y nơi hành: Con được bảo vệ khỏi hạnh kiểm
hư hỏng và tà kiến của chủ nghĩa hư vô. Những che
chướng của đạo đức giả và sự ngu dại được tiêu
trừ, sự tích lũy của không- bám chấp trong khi bận rộn
được hoàn thiện, và sự thành tựu của việc chuyển
bất kỳ những gì được kinh nghiệm thành sự chứng ngộ
sẽ đạt được.
Công
Chúa Tsogyal hỏi Đạo Sư Padma: Cách thực hành thực tế
của thọ quy y cách bí mật là gì?
Vị
Thầy trả lời: Kiến, trong sự thoải mái tự nhiên, phải
thoát khỏi tham dục và không thiên vị, cực đoan.
Sự
thiền định phải thoát khỏi những tập trung vào những
hình tướng cụ thể và những điểm quy chiếu. Điều
này không thể diễn tả bằng bất cứ ngôn từ thông
thường nào.
Có
thể nói rằng, không nên đặt tâm con hướng ra ngoài,
cũng không tập trung nó vào bên trong; hãy an nhiên tự tại
không chỗ trụ.
Hãy
an nghỉ không xao lãng trong trạng thái của kinh nghiệm
bất tận vào lúc đi, đứng, nằm, hay ngồi.
Những
cảm giác về sự trọn vẹn, hoan hỷ, trống không, phúc
lạc, hay trong sáng, tất cả đều là những kinh nghiệm
tạm thời. Không nên xem chúng là những điều kỳ diệu.
Khi
những trạng thái của tâm xảy ra như xáo động, che ám,
hay hôn trầm, hãy sử dụng những kinh nghiệm này như sự
tu hành. Bất cứ những gì xảy ra như vậy, không nên xem
chúng là những khuyết điểm.
Công
Chúa Tsogyal hỏi: Phương pháp thọ nguyện quy y cách bí
mật như thế nào?
Đạo
Sư đáp: Đảnh lễ và nhiễu quanh vị Thầy, dâng cúng
hoa cho Ngài. Người đệ tử phải áp dụng tư thế ngồi
kiết già và với lòng bi thọ nguyện trau dồi bồ đề
tâm vì lợi ích của chính mình và người khác.
Sau đó nhìn chăm chú lên bầu trời không chuyển động tròng mắt, hãy để cho tỉnh giác của con an nghỉ – một cách tỉnh thức, sinh động, trong sáng, và tỏa khắp – thoát khỏi sự bám trụ vào người thấy biết và cái được thấy biết. Chính điều này là cái thấy có xác quyết, thiền định có kinh nghiệm, và hành động có liên kết! Như vậy nó nên được chỉ ra. Hãy thiền định như đã nhắc đến ở trên đây.
Sau đó nhìn chăm chú lên bầu trời không chuyển động tròng mắt, hãy để cho tỉnh giác của con an nghỉ – một cách tỉnh thức, sinh động, trong sáng, và tỏa khắp – thoát khỏi sự bám trụ vào người thấy biết và cái được thấy biết. Chính điều này là cái thấy có xác quyết, thiền định có kinh nghiệm, và hành động có liên kết! Như vậy nó nên được chỉ ra. Hãy thiền định như đã nhắc đến ở trên đây.
Đây
là giải nghĩa về thọ quy y cách bí mật.
Đạo
Sư Hoá Thân Padma nói: Đây là hướng dẫn khẩu truyền
của Ta, trong đó những giáo huấn nội, ngoại, và bí
mật, những cái thấy cao và thấp, Mantra thừa và thừa
Triết học[14] được cô đọng thành một gốc duy
nhất trong cách thọ quy y ngoại, nội và bí mật.
Khi
áp dụng nó một cách tương ứng, con sẽ hướng về thực
hành Pháp, việc thực hành Pháp của con sẽ trở thành
con đường, và con đường của con sẽ chín muồi thành
quả. Công chúa xứ Kharchen, con hãy hiểu như vậy.
Điều
này hoàn tất giáo huấn về thực hành thọ quy y như con
đường của hành giả.
SAMAYA.
ẤN NIÊM, ẤN NIÊM, ẤN NIÊM.[15]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét