Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

QUY Y VÀ LỄ LẠY




“Pháp quy y là pháp cao thượng nht”
                                              
Trước khi quy y các con phải xác định được động cơ quy y của mình. Phải hiểu được rằng chúng ta không muốn luân hồi sinh tử nữa, chúng ta cần sự gia trì của Tam Bảo và mong muốn được nương tựa vào Tam Bảo. Sau đó  ta xác định đối tượng quy y là Tam Bảo, Guru rồi phát nguyện quy y.

Việc phát nguyện quy y trong Tiểu Thừa, Đại Thừa và Kim Cang Thừa có sự khác biệt. Mục đích quy y của Tiểu Thừa là đạt sự giải thoát cho bản thân mình và quy y chỉ trong cuộc đời này. Mục đích quy y của Đại Thừa là đạt giải thoát cho mình và tất cả chúng sinh và quy y cho tới khi đạt giác ngộ viên mãn. Đối với Đại Thừa không những quy y vì giải thoát cho bản thân mình mà còn vì hết thẩy hữu tình chúng sinh. Như vậy mục đích và thời gian đều khác nhau.

Khi quy y, chúng ta cần phải biết mình quy y vào dòng truyền thừa nào. Dòng truyền thừa chính là dòng giáo pháp được truyền liên tục không gián đoạn từ đức Phật Thích Ca cho đến chúng ta. Nói về quy y, nhiều người lầm tưởng rằng nếu chúng ta sinh ra và lớn lên trong một gia đình Phật giáo thì chúng ta là Phật tử. Điều này không đúng. Chúng ta có phải là Phật tử hay không tùy thuộc vào chúng ta có thật sự nương tựa vào Phật hay không. Nếu tâm chúng ta lúc nào, làm gì, ở đâu cũng hướng hết cả về Tam Bảo, nương tựa vào Phật Pháp Tăng thì đó là một dấu hiệu chứng tỏ chúng ta là một đệ tử của đức Phật, của Guru.

Trong truyền thống Phật giáo Đại thừa có rất nhiều vị Phật, trong Kim Cương thừa có rất nhiểu vị Bổn Tôn. Và các vị xuất hiện không phải là để làm mẫu cho chúng ta may thangka hay tạc tượng rồi để lên bàn thờ mà thờ cúng, khấn vái một cách hình thức. Thờ cúng hay cúng bái một cách hời hợt, hình thức không phải là mục đích của hành giả. Mục đích của một hành giả chân chính đó là tu tập để chuyển hóa tâm. Các con phải khéo biết phân biệt.

Nhân nói qua về việc thờ cúng, ta sẽ nói thêm một chút về việc thờ cúng người đã mất. Cách tốt nhất để chúng ta có thể chăm lo đối với người đã qua đời đó là dùng Pháp. Khi người qua đời là người thân hay vị thầy của chúng ta, với bổn phận là quyến thuộc hoặc đệ tử điều tốt nhất chúng ta nên làm là tổ chức những lễ puja Việc này sẽ đem lại nhiều lợi lạc cho chúng ta và cho người đã mất. Nếu có thể, các con hãy làm lễ puja hàng tháng, còn không thì một năm một lần cũng không sao. Theo lệ thường sau khi hỏa táng người thân chúng ta cất tro đó vào hũ và để thờ ở nhà. Thật sự mà nói, điều này là không nên. Những nghi thức đối với người đã chết cần phải rất cẩn thận và chi tiết, không thể sai sót được. Sự tùy tiện của chúng ta chính là một vấn đề rất nghiêm trọng, ảnh hưởng không tốt đến người đã mất và chính bản thân.
 
Khi đức Phật chuyển pháp luân lần đầu tiên Ngài dạy về Tứ Diệu Đế. Lần chuyển pháp luân thứ hai đức Phật trao truyền giáo lý Tánh Không. Giáo lý Tánh Không vốn dĩ thâm diệu chúng sinh thông thường khó mà hiểu được. Lần chuyển pháp luân thứ ba đức Phật giảng về Như Lai Tạng.
Đức Phật dạy rằng tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, đều có cơ hội thành Phật nhưng do mê mờ nên không nhận ra. Sỡ dĩ đức Phật giảng dạy cho chúng ta rất nhiều pháp môn là vì Ngài tùy căn cơ mà giáo hóa chúng sinh. Với mỗi loại ô nhiễm của tâm chúng sinh đức Phật dạy một Pháp môn đối trị. Chúng sinh có 84.000 loại che chướng phiền não, thế nên kinh sách hay nói tới 84.000 Pháp môn.

Trong Tam Tạng kinh điển có ba phần: Kinh (Sutra), Luật (Vinaya), Luận (Abidharma). Đối với dính mắc nơi tâm đức Phật dạy Kinh. Đối với dính mắc nơi thân đức Phật dạy Luật. Đối với vô minh đức Phật dạy Luận. Sau rốt đức Phật dạy đến Vajrayana (Kim Cang Thừa). Đức Phật đưa ra bốn môn đối trị như vậy nhằm chuyển hóa các loại tâm chúng sinh từ thô đến vi tế. Đức Phật trụ thế 80 năm và không để lại kinh sách gì. Những kinh sách được truyền đến chúng ta hiện giờ là do những cuộc kết tập kinh điển của các đệ tử Ngài.

Và chính đức Phật cũng đã từng tiên tri rằng sau khi Ngài nhập diệt giáo lý của Ngài sẽ đến Tây Tạng và phát triển rất mạnh mẽ tại đất nước này. Thời vua Trisong Deutsen đã có rất nhiều kinh sách Phật giáo được dịch sang tiếng Tây Tạng. Guru Rinpoche và nhiều vị học giả khác ở Ấn Độ cũng được mời sang Tây Tạng vào thời gian này. Thế nên Tây Tạng có đầy đủ kinh sách của ba thừa của Phật giáo: Tiểu Thừa, Đại thừa Hiển Giáo và Đại thừa Mật giáo.

Tiếp sau đây, ta sẽ nói qua một chút về sự khác biệt giữa Hiển Giáo và Mật Giáo. Các giáo lý và pháp môn của Hiển Giáo chủ yếu giúp cho các hành giả thanh lọc, tịnh hóa các nghiệp chướng cũng như các xúc tình tiêu cực  thô. Còn Mật Giáo thì thanh lọc, tịnh hóa ngay cả các nghiệp chướng cũng như các xúc tình tiêu cực vi tế nhất. Một cách phân chia khác nữa đó là: Hiển Giáo là Nhân Thừa (Thừa Nguyên Nhân), Mật Giáo là Quả Thừa (Thừa Kết Quả). Sự khác biệt quan trọng nữa giữa Mật Giáo và Hiển Giáo là sự khác biệt về thời gian. Đối với Hiển Giáo, kể cả Đại Thừa và Tiểu Thừa, đều mất rất nhiều thời gian để đạt đạo quả. Mật Giáo, trái lại, là một con đường rất ngắn để đạt tới giác ngộ giải thoát.
 
Chúng ta cần có hiểu biết thật đầy đủ về đối tượng quy y. Thông thường ở Đại Thừa Hiển Giáo thì đối tượng quy y là Tam Bảo - Phật, Pháp, Tăng. Trong Kim Cang Thừa có năm đối tượng quy y. Đối tượng đầu tiên là Phật - vị thầy tâm linh. Thứ hai là Pháp - con đường dẫn đến giác ngộ giải thoát. Thứ ba là Tăng - người bạn tâm linh. Hai đối tượng khác nữa của Kim Cang Thừa là Guru và Yidam. Guru (Đạo sư) là tập hội của mọi quy y. Yidam (Bổn Tôn) là gốc rễ của mọi thành tựu.

Khi quy y và xác định đối tượng của quy y là Phật thì chúng ta phải biết được các phẩm tánh của một vị Phật. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bản thân Ngài lúc đầu cũng là một con người bình thường như chúng ta, nhưng Ngài đã phát nguyện sẽ tu để trở thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác vì lợi ích của hết thảy chúng sinh. Khi Ngài phát nguyện như vậy và trưởng dưỡng Bồ Đề Tâm qua ba a tăng kỳ kiếp với vô lượng những nỗ lực. Cuối cùng Ngài đã đạt tới giác ngộ viên mãn trở thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác. Những phẩm tánh của một vị Phật là bất khả tư nghì, vượt ngoài sự hiểu biết của chúng ta,  tạm nói đến hai khái niệm Thập Lực và Tứ Vô Úy. (Mt trong Thp Lc là mt v Pht có kh năng biếđược vô lượng kiếp trước và kiếp sau ca chúng sinh, và có th đọđược tâm ca chúng sinh - túc mng và tha tâm). Nói đức Phật là bậc Toàn Tri có nghĩa là Ngài biết được tất cả mọi thứ. Ví dụ như Ngài có thể đếm được số cát của sông Hằng một cách chính xác hoặc có thể biết được có bao nhiêu nguyên tử trong toàn bộ vũ trụ này.
Những phẩm tánh của một vị Phật là bất khả tư  nghì cả về mọi phương diện thân, khẩu, ý. Có vị Bồ Tát Shug Chang muốn biết thế giới của một vị Phật rộng lớn thế nào. Ngài cứ đi lên mãi lên mãi nhưng thấy cõi của đức Phật đó không bao giờ kết thúc và không hề có giới hạn. Một vị Bồ Tát khác là Moungal Putra muốn kiểm tra xem giới hạn về khẩu của một vị Phật là như thế nào; Ngài đi qua rất nhiều cõi Phật để xem đi tới đâu sẽ không còn nghe được tiếng nói của vị Phật ấy thì thấy không có nơi nào là không nghe thấy tiếng nói của vị Phật đó. Có một vị Bồ Tát muốn kiểm tra xem khả năng trí tuệ của một vị Phật là như thế nào và, tương tự như vậy, Ngài cũng không thể nào đo lường được khả năng đó. Nếu như trong một đống lửa có rất nhiều mẩu than, một vị Phật có thể lấy từng mẩu than trong đống lửa ra và chỉ rõ từng mẩu than đó thuộc về cây nào. Ví như có một người chủ trang trại tập hợp thóc từ rất nhiều những cánh đồng lại thành một đống thóc rất lớn. Một vị Phật có thể lấy ra một hạt thóc bất kỳ từ đống thóc đó và chỉ ra hạt thóc này thuộc về cánh đồng nào, mùa gặt nào một cách chính xác.

Khi chúng ta quán chiếu về năng lực của Pháp thì điều đầu tiên chúng ta thấy là sức mạnh gia trì gia hộ. Khi tu đúng chánh Pháp chúng ta sẽ không bao giờ bị đọa xuống các cõi thấp, đó chính là năng lực cứu độ của Pháp. Pháp giống như một viên thuốc kì diệu giúp  ta thoát khỏi tham ái, là cội nguồn của những ô nhiễm khác. Từ tâm tham sinh ra tâm sân, si, mạn, đố - tất cả là ngũ độc khiến chúng ta trôi lăn trong luân hồi sinh tử và chịu đau khổ. Như vậy khi quán chiếu giá trị của Pháp ta tập trung vào sức mạnh giải thoát của Pháp, là khả năng đoạn diệt tham, sân, si, mạn, đố.

Khi quán chiếu sức mạnh của Tăng - những người đi theo con đường Đức Phật đã chỉ, đã thực sự tu hành trong nhiều kiếp và đạt tới giác ngộ viên mãn - ta nghĩ tới phẩm hạnh của các vị Đạo sư. Các vị Đạo sư là những bậc thầy đã chứng ngộ, các ngài có đủ năng lực để cứu độ chúng ta và chỉ cho chúng ta con đường giác ngộ, giải thoát. Từ “Konchog” trong tiếng Tạng hay được tụng, “Kon”  nghĩa là “hiếm” (rare) nên rất quý, “Chog” nghĩa là “Tâm Linh”. “Konchog” là vô cùng quý hiếm và cao quý nhất trong vũ trụ này. Chữ này có ý nghĩa rất sâu xa, chữ “ Kon” (quý hiếm ) - nói khả năng xuất hiện trong cuộc sống, trong vũ trụ là rất hiếm, rất hy hữu. “Quý hiếm” còn có nghĩa là nó không có chút tỳ vết, không chút nhiểm ô, mà hoàn toàn trong sáng, hoàn toàn thanh tịnh. Vì phẩm tánh các ngài trong sáng, thanh tịnh, quý báu như vậy nên Tam Bảo ví như món trang sức - là cái làm đẹp cho thế giới, vũ trụ này. Điều trân quý nhất của Tam Bảo là có sức mạnh, năng lực dồi dào để gia trì bảo hộ cho chúng ta và cứu chúng ta thoát khỏi luân hồi sinh tử. Khi đã quy y Tam Bảo  ta sẽ được sự gia hộ không hư dối như vậy.

Khi chúng ta đã thệ nguyện thì phải giữ giới. Khi đã quy y đức Phật rồi thì không được quy y các vị thần, vị thánh khác như thần Shiva, Đế thiên Đế thích hay các vị thần bản địa. Vì họ dẫu là những vị thần nhiều năng lực nhưng họ vẫn chưa thoát được luân hồi sinh tử, không có khả năng giúp  ta đến giác ngộ giải thoát.
Khi đã quy y Pháp, tất cả những gì chúng ta làm đều phải xét đoán. Nếu hợp với chánh Pháp thì chúng ta hãy làm, còn không hợp với chánh Pháp thì cương quyết từ chối.

Khi đã quy y Tăng, chúng ta không nên kết bạn với những người không tốt hoặc những người mà từ họ chúng ta chịu những ảnh hưởng không tốt.

Khi chúng ta đã quy y Phật rồi thì các hình ảnh Đức Phật như ảnh, tượng … chúng ta phải trân quý như chính Đức Phật vậy. Chúng ta nên để ở những nơi cao và bảy tò lòng kính ngưỡng.
Khi chúng ta quy y Pháp thì tất cả hình ảnh của Pháp như kinh sách chúng ta phải hết sức trân quý. Đức Phật dạy rằng khi viên tịch rồi thì Ngài sẽ xuất hiện lại dưới hình ảnh của kinh sách. Vì vậy kinh sách có thể xem là hình ảnh đức Phật hay hóa thân của đức Phật. Vì vậy kinh sách phải
đặt ở nơi cao không được đặt ở dưới đất, không dẫm lên hoặc không bước qua. Khi dùng cũng phải nâng niu.

Khi chúng ta quy y Tăng là quy y Tăng đoàn Đại Thừa vị vậy cho nên các hình ảnh của tăng đoàn đại thừa như mầu đỏ và mầu vàng y áo của Tăng chúng ta phải trân quý.

Khi quy y Phật chúng ta phải cúng dường đều đặn, ví dụ những ngày thiêng liêng trong một năm hay một tháng, như ngày sinh các vị Phật, ngày nhập niết bàn, ngày đức Phật chuyển pháp luân, ngày đức Phật thị biến thần thông, ngày sinh ngày mất của các vị đạo sư dòng truyền thừa… Vào các ngày này chúng ta tu tập thì công đức sẽ tăng trưởng vô cùng.

http://drikungvn.org/index.php?option=com_content&view=article&id=435%3Abai-ging-ngondro-drikungt&catid=99%3Abai-ging-sonam-jorphel-rinpoche&Itemid=587&lang=vi&limitstart=5

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét