Thứ Hai, 27 tháng 2, 2023

BÀI DO TUỆ UYỀN CHUYỂN NGỮ

 


 

Bài do TUỆ UYỂN CHUYỂN NGỮ

***

TUỆ ĐỨC THANH CAO THÙ THẮNG DIỆU

UYỂN LẠC CHÂU VIÊN PHÁP BẢO TRUYỀN

Dịch nghĩa:

Tuệ trí đức lành cao vòi vọi

Vườn tâm sáng rở tợ ngọc châu

SƠN CƯ

3-6-2016

 

 TUỆ UYỂN

Tuệ -Uyển là bút danh của Tỳ kheo Thích Từ-Đức, Pd: Quảng Định,
hiệu Tuệ-Không xuất gia và tu học tại

TU VIỆN KIM SƠN
 P.O. Box 1983,
Morgan Hill, CA 95038, Hoa Kỳ

Office: (408) 848-1541
Mobile: (831) 206-2398
 e-mail: tueuyen@gmail.com

 

BÀI MỚI ĐĂNG

BÀI ĐẶC BIỆT

 

ĐẠI NGUYỆN

SÁCH DO TUỆ UYỂN
CHUYỂN NGỮ

PHẬT GIÁO
CĂN BẢN

CHUYỂN HÓA

SÁCH NÓI

PHẬT GIÁO
PHỔ THÔNG

PHÁP LUẬN

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

PHẬT GIÁO &
ĐỜI SỐNG

NGHIỆP &
TÁI SANH

PHỎNG VẤN
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

PHẬT GIÁO &
XÃ HỘI

SỐNG CHẾT

VẤN ĐÁP GIÁO LÝ

 

PHẬT GIÁO
PHƯƠNG TÂY

TÂM BỒ ĐỀ

ĐẠO SƯ&
NHÂN VẬT

PHẬT GIÁO &
CÁC TÔN GIÁO

MẬT TÔNG

 

TRÍCH DẪN
TỪ SÁCH

PHẬT GIÁO &
KHOA HỌC

TỊNH ĐỘ TÔNG

 

QUY GIỚI

PHẬT GIÁO &
MÔI TRƯỜNG

THIỀN TÔNG

BÀI GIẢNG

 

THI KỆ

TRUYỆN KÝ

TIN TỨC

 

NGHI THỨC
THỰC HÀNH

MỤC LỤC NHỮNG BÀI TÁN TỤNG 

Terse Tulku Choktrul Rinpoche

--Kho Tàng Đám Mây Của Hai Tích Lũy


Könchok Tenpe Drönme



Mời Gọi Trọn Vẹn Ước Nguyện:Thỉnh Cầu Thịnh Vượng


THẦN TÀI



-Nghi Thức Cúng Dường Hoàng Thần Tài

-Nghi Thức Thành·Tựu·Pháp· Hoàng Thần Tài 

HƯỚNG TỚI MỘT NỀN VĂN HÓA TỈNH THỨC


Towards a Culture of Awakening

Tác giả: Stephen Batchelor trả lời phỏng vấn của Wes Nisker
Chuyển ngữTuệ Uyển – 02/12/2010 


NISKER: Vào cuối quyển sách của ông, Sự Tỉnh Thức của Phương Tây, ông đã trích dẫn lời của Thiền Sư Nhất- Hạnh nói rằng “hình thức của Đạo Phật phải thay đổi nhưng căn bản vẫn duy trì.” Sau khi theo dấu Phật Pháp qua nhiều quốc độ và sự hiện thân của Đạo Phật, điều gì ông tin tưởng là cốt lõi của Đạo Phật?

BATCHELOR: Đây là một câu hỏi mà tôi đã từng tự hỏi mình lâu lắm rồi, và một cách thành thật, tôi không thể nói rằng tôi biết câu trả lời. Một trong những điều đã xãy ra cho tôi trong việc sáng tác quyển sách này là tôi đã phải mở rộng ranh giới của nhừng gì tôi đã bao hàm như “thuộc về Đạo Phật”. Như một kết quả tôi thấy thậm chí khó khăn hơn để định nghĩa “Đạo Phật”. Trong một ý nghĩa câu hỏi là quá Tây phương, sự tiếp cận duy lý đến chủ đề. “Đạo Phật là gì?” Câu hỏi tự nó là đáng ngờ.

Đặt điều ấy qua một bên, tôi sẽ mạo hiểm nói rằng cốt lõi đã thống nhất tất cả những truyền thống của Đạo Phật là ý tưởng tự do hay giải thoát. Một cách đặc biệttự do khỏi nguyên nhân của khổ đau là: tham lam, thù hận, và vọng tưởng. Trong khi điều này thường được định nghĩa như sự giải thoát “nội tại” hay tâm linh, nó cũng là những hình thức căn bản của một sự tự do “ngoại tại” hay văn hóa.

Tiến dần lên, tôi thấy Đạo Phật là một nền văn hóa: một hệ thống phong phúkết hợp những giá trị và thực hành đã hình thành nên mọi khía cạnh của đời sống con ngườiThí dụPhật Giáo Nguyên Thủy – Theravada - diễn tả thế giới như một câu chuyện buồn thảm, trong ấy thế gian được thấy từ khía cạnh khổ đau; trái lại Kim Cương Thừa diễn tả thế giới rực rở và xinh đẹp, đấy là nó được thấy từ nhận thức tự do hay giải thoát. Tất cả những nhận thức khác biệt này cùng với nhau cho phát khởi đến những gì chúng ta có thể gọi một cách tuyệt hảo nhất là một nền “văn hóa.”

Vì mỗi truyền thống Phật Giáo Á châu có khuynh hướng nhìn một khái niệm của Pháp Bảo như là chân lý, hay đúng hơn những tông phái khác, chúng ta phải tranh cải ồn ào quanh vấn đề giáo huấn cao nhất là gì, giáo lý thuần khiết nhất là gì, và v.v… Tôi không nghĩ rằng điều ấy sẽ xãy ra quá nhiều ở phương Tây, bởi vì chúng ta đang thâm nhập vào mọi truyền thống cùng một lúc: Theravada, Tây TạngThiền TôngTịnh Độ TôngPháp Hoa Tông (Nhật Bản). Quan điểm của bất cứ truyền thống nào vừa kể trên theo ý tôi là luôn luôn cục bộ bởi vì nó đang nhìn thế giới từ một quan niệmThử thách ở phương Tây theo tôi là: hãy tìm ra một sự hợp tác giữa tất cả những quan điểm ấy. Để làm điều này sẽ liên hệ đến việc hành động đối với một định nghĩa về nền văn hóa Phật Giáo, mà điều ấy sẽ tôn trọng, ngay cả hoan hỉ tiếp nhận những khác biệt trong khi cung ứng một tổng quan mạch lạc.

NISKER: Điều mà quyển sách của ông đã làm rõ ràng là Đạo Phật đã được định hình bằng những nền văn hóa quốc gia khác biệt phát khởi từ những thời điểm đặc thù trong lịch sử của nó.

BATCHELORHoàn toàn đúng. Mỗi hình thức của Đạo Phật là một thí dụ của sự đồng sinh khởi tùy thuộc lịch sử. Kém may mắn thay, hầu hết những trung tâm Phật Pháp và tu tập thiền quán không dạy về lịch sử Phật Giáo. Những truyền thống khác nhau thường mù tịt về lịch sử phát triển của của chính họ, và do thế không thấu rõ về việc những nền văn hóa quốc gia khác biệt đã từng hổ trợ việc định hình cho sự thông hiểu và thực hành Phật Pháp hiện tại. Tôi hy vọng rằng Đạo Phật của thế giới hiện đại sẽ thúc đẩy với ý thức lịch sử hơn, và do vậy sẽ bao dung hơn với những khác biệt.

NISKER: Trong kinh điển Pali, Đức Phật lịch sử dường như thường thuyết giảng cho một tầng lớp đặc thù, đáng chú ý là “Thiện nam tử và thiện nữ nhân”. Có lẽ những tín đồ ban sơ của Đức Phật tương đồng đẳng cấp xã hội là những người có trình độ học vấn cao cấp và hầu hết là giới trung lưu là những người đang tiếp nhận Đạo Phật ở phương Tây.

BATCHELOR: Vâng, tôi nghĩ điều ấy là đúng. Chúng ta có thể tưởng tượng Đức Phật, trong thời đại của Ngài có một vị thế và thẩm quyền tương tự như một khôi nguyên Nobel vật lý trong nền văn hóa ngày nay. Ngài là một người nào đấy đã hoàn thành đức hạnh trọn vẹn và trở nên xứng đáng với một sự tôn kính bậc nhất. Chúng ta phải nhớ rằng Đức Phật đang được nói trong phạm vi của một nền văn hóa đã hổ trợ và quý trọng sự thân chứng tâm linh như hình thức cao nhất của sự thành đạt. Ở phương Tây, chúng ta có một hình thức khác biệt hơn về giá trị văn hóa mà nó đã định nghĩa những gì đáng được tôn trọng.

Một cách lịch sử nó luôn luôn là trường hợp mà Giáo Pháp đã thâm nhập vào một xã hội đầu tiên qua việc đạt được sự chấp nhận bởi một thiểu số thông suốt, và qua những người ấy Phật Pháp được truyền bá rộng rãi khắp toàn bộ nền văn hóa. Trong thời đại của Đức Phậtthiểu số này là những sa môn – tu sĩ du phương – những người buông xả một cách có hiệu quả – những người tìm kiếm một lối sống khác qua sự cúng dường của những người đương thời. Điều này cũng giống như ở Trung Hoa: những người ban đầu tìm đến Đạo Phật là những trí thức bất mãn và những đạo sĩ Lão Giáo. Không phải ngẫu nhiên mà những người như thế đó trong chúng ta liên hệ đến Đạo Phật ở phương Tây có khuynh hướng được sản sinh từ phong trào văn hóa những năm 1960 [1], trí thức, nghệ sĩ, những người bảo vệ môi trường (eco-nuts) và v.v…

NISKER: Ông có thấy hiếu kỳ rằng hầu hết những tư tưởng và triết gia lớn của thế giới Tây phương đã hoặc là không quan tâm đến hay gạt bỏ tư tưởng và sự thực tập của Đạo Phật hay không?

BATCHELOR: Hầu hết những tư tưởng gia Tây phương vẫn bị kẹt trong tư tưởng hạn hẹp của Âu châu. Họ dường như chắc chắn rằng triết học phải có nguồn gốc từ Plato [2] và là hoạt động riêng của phương Tây. Ngay cả những người như Nietzsche [3]khi bắt đầu đặt vấn đề triết học Tây phương, đã không quay sang phương Đông để tìm những nguồn gốc khác về thẩm tra triết học thay vì thế lại quay ngược trở lại lịch sử phương Tây, thời trước Socrate. Camus và Sartre [4], những người được xem là sáng chói, đã chỉ thật sự chói sáng trong giới hạn của những kiểu mẫu Tây phương.

Thật kỳ lạ đối với tôi rằng ngay cả hôm nay, Đạo Phật đã thất bại trong việc gây sự chú ý trong vòng xoay triết học Tây phương. Một trong những nhà tư tưởng nổi tiếng nhất hiện tại, , Michel Foucault [5], đã đi thẳng vào lĩnh địa của Phật Giáo với nhiều ý tưởng của ông ta, tuy thế ông chưa bao giờ thực hiện một liên hệ nào với Phật Giáo. Giống như thế đối với Richard Rorty [6], một trong những nhà tư tưởng quan trọng nhất của Hoa Kỳ đương thời, quyển sách của ông ‘Ngẫu Nhiên, Mỉa Mai và Liên Kết’ đọc từng phần gần như là một kinh luận Phật GiáoThí dụ, sự phân tích của ông ta về ngẫu nhiên của tự ngã, là một sự phân tích thuần Đạo Phật, nhưng ông thậm chí chưa bao giờ đề cập đến Phật Giáo.

Những gì triết học Tây phương thiếu sót và Đạo Phật cung cấp là một hệ thống của tập quán. Phật Giáo không chỉ là những ý tưởng triết lý, tin tức và lý thuyếtPhật Giáo cung ứng những phương cách có hệ thống về nhận thức và hợp thành một thể thống nhất những quan điểm và những ý tưởng vào trong đời sống của chính chúng tachuyển hóa một cách thật sự cung cách chúng ta trãi nghiệm thế giới. Đấy là những gì thật sự phân biệt Đạo Phật và triết lý Tây phương.

NISKER: Ở phương Tây, tập quán duy nhất dường như là suy nghĩ hơn nữa. Hãy nghĩ phương cách thoát ra vấn nạn này của chúng tachúng ta nghĩ ra cho chính chúng ta.

BATCHELOR: Vâng, đấy là một sự vận động vô ích. Tôi cũng thấy đúng là kỳ lạ khi tôi gặp những hội viên học viện hay viện sĩ Tây phương và khám phá rằng đời sống của họ dường như tách rời thế nào ấy với việc làm như một triết gia. Nói một cách tổng quát, ông không thấy một sự cách biệt xa xôi như vậy khi ông gặp những Lạt Ma Tây Tạng hay những Thiền Sư (Zen).

Về măt khác, tôi nghĩ có một xu hướng sai lầm ở phương Tây khi thấy Đạo Phật như chống lại tri thứcGiáo Pháp được quan tâm như một sự lên án về lý trí của Rousseau cùng một sự gia tăng cảm nhận và trực giác đến một loại thể trạng lý tưởng nào đấy. Người ta tiếp cận Giáo Pháp như một chủ nghĩa lạc quan hồi sinh (hay chủ nghĩa lãng mạn trổi dậy), như một cung cách để quay trở lại tiếp xúc với cảm giác của họ. Người ta sai lầm với sự vượt ngoài những giới hạn của suy nghĩ với sự từ bỏ suy tư – và đơn giản rơi vào sự suy tưởng tùy tiện. Thật sự, Đạo Phật có một nền văn hóa rất cẩn trọng về lý trí. Chỉ đọc những đối thoại trong kinh điển Pali – Đức Phật chắc chắn không là một loại tân thời đạinhấn mạnh sự gần gũi thân thể và cởi mở cảm xúcChúng ta phải nhớ rằng Tám Con Đường Thánh bắt đầu với Chính kiến (sự thấu hiểu đúng đắn), một quan điểm lý trí thận trọng về thực tạiĐức Phật không bắt đầu với thiền tập và chính niệmbước đầu tiên là để tìm một sự thấu hiểu tri thức mạch lạc về nguyên nhân của đau khổ (khổ đế) và con đường đến giải thoát (đạo đế).

NISKERĐạo Phật có thể không thâm nhập triết học Tây phương, nhưng dường như nó có một tác động trên tâm lý học Tây phương. Có lẽ tâm lý học là là nơi mà qua điểm ấy những quan điểm và sự thực hành của Đạo Phật sẽ tìm thấy con đường thâm nhập vào dòng chảy của văn hóa Tây phương.

BATCHELOR: Vâng, tôi cho rằng có thể là trường hợp này. Ngày nay, chúng ta chắc chắn thông thạo về tâm lý học hơn là triết học. Với sự nhấn mạnh của nó trên việc khai sinh tâm lý học về nổi khổ não và sự cung cấp một phương pháp để nhổ gốc rể chúng. Đạo Phật rõ ràng có một sự đối phó thuận lợi thông thường với những thực hành đương thời về tâm lý học. Không phải ngẫu nhiên mà một số lớn những người đến với Phật Giáo hoặc là qua trị liệu tâm lý hay đang thực hành như một nhà tâm lý trị liệu. Những người như vậy dường như sẽ là một trong những nhóm thiểu số thông suốt, và qua những người ấy Giáo Pháp có thể lan truyền vào trong nền văn hóa rộng rãi hơn.

Tuy thế, có một hiểm họa là Phật Giáo có thể bị hạ thấp thành môn tâm lý trị liệuthí dụ, giống như yoga đã trở thành một môn thể dục thông thường. Hatha yoga là một phần của hệ thống tâm linh tiệm tiến, nhưng thường được dạy bên ngoài phạm vi thực tập tâm linh, vì thế đánh mất sự ý nghĩa rộng rãi hơn của nó. Tôi cho rằng Đạo Phật không bị hạ thấp trong cách này đến điều mà người ta có thể gọi là “sự thực tập đơn độc” của Đạo Phật. Không chỉ là về một loại thiền tập nào đấy, hay sự cố gắng giải quyết những gút mắt trong tâm hồn. Như một nền văn hóaĐạo Phật thâm nhập trong toàn bộ đời sống của chúng ta.

NISKER: Có lẽ Đạo Phật sẽ là một loại thuốc lành cho những lo lắng thiên niên kỷ của thế giới Tây phương. Có lẻ, một sự tiêm truyền Giáo Pháp sẽ làm chúng ta chậm lại và cung ứng cho chúng ta một liều thuốc tinh thần lành mạnh và khiêm cung mà chúng ta rất cần vào thời điểm này trong lịch sử của chúng ta.

BATCHELORChúng ta có thể hy vọng như thế. Tôi nghĩ nhiều về những gì Đạo Phật dạy là tính chất phá vở triết lý tiêu thụ của phương Tây. Như “Thở và mĩm cười” hay “Chỉ ngồi”. Đây là những ý tưởng có tính chất bộc phá mà trong ấy người ta giới thiệu một quan niệm hoàn toàn khác biệt về việc thể hiện nhân tính là tất cả. Đạo Phật thử thách nhiều giá trị và ưu tiên trong nền văn hóa của chúng taCho đến nay, sự kiến lập nền văn hóa Tây phương có khuynh hướng tảng lờ Đạo Phật như điều quan tâm thứ yếu ngoại vi của một số ít người. Tuy thế, nếu Đạo Phật lan truyền rộng rãi hơn, rồi thì chúng ta có thể mong đợi một sự phê bình có tính phối hợp hơn – mà đấy sẽ là một điều rất tốt đẹp vì nó sẽ thúc đẩy những người Phật tử thông suốt một cách rõ ràng hơn những gì họ quý chuộng. Sự bôi bác mới gần đây trong quyển sách bán chạy nhất của Giáo Hoàng [Jean Paul II] có thể chỉ là một tràng pháo mở màn trong sự trao đổi xuyên văn hóa. Có nhiều đe dọa.

Cuộc phỏng vấn này được tiến hành bởi Wes Nisker cho tạp chí Inquiring Mind tại Berkeley, California, 1995. 

 

 [1] Thế hệ Beat Generation (thích tôn giáo Đông phương, không thích vật chất), phong trào hippy và chống chiến tranh Việt Nam.

[2] Plato – Platon: (428/427 TCN [a] - 348/347 TCN) triết gia của Hy Lạp cổ đại, là học trò của Socrates và là thầy của Aristotle.

[3] Friedrich Nietzsche (1844-1900), Triết gia, nhà văn Đức gốc Ba Lan cha đẻ thuyết Siêu nhân.

[4] Albert Camus (7 tháng 11 năm 1913 – 4 tháng 1 năm 1960) là một nhà văntriết giathủ môn bóng đá người Pháp nổi tiếng.

Cùng với Jean-Paul Sartre, Albert Camus là đại diện tiêu biểu nhất của chủ nghĩa hiện sinh.

Jean-Paul Charles Aymard Sartre (thường được gọi ngắn gọn hơn là Jean-Paul Sartre; 21 tháng 6 năm 1905 – 15 tháng 4 năm1980) là nhà vănnhà triết học hiện sinh Pháp được trao giải Nobel Văn học năm 1964 nhưng từ chối vinh dự này. Jean-Paul Sartre là một trong những nhà triết học hàng đầu của Pháp thế kỷ 20.

[5] Michel Foucault (Phát âm tiếng Pháp: [miʃɛl fuko]) sinh với tên Paul-Michel Foucault (15 tháng 10 1926 – 25 tháng 6 1984) là một triết gia người Pháp. Ông giữ một ghế tại Collège de France với danh hiệu "Lịch sử hệ thống suy nghĩ" và cùng từng giảng dạy tại Đại học California, Berkeley.

[6] Richard Rorty (04 tháng 10, 1931 – 08 tháng 6, 2007) triết gia người Hoa Kỳ, giáo sư ngành Triết học tại Đại học Princeton, giáo sư ngành nhân văn tại Đại học Virginia , và Giáo sư Văn học so sánh ở Đại học Stanford.

[7] 1- quyển sách tựa là "Crossing The Threshold of Hope". Tác giả là Đức Giáo Hoàng (Pope) John Paul 2 

 “Ở trang 85 và 86, Đức Giáo Hoàng viết:

"The Dalai Lama, spiritual leader of the Tibetans, is a well-known figure in the West. I have met him a few times. He brings Buddhism to people of the Christian West, stirring up interest both in Buddhist spirituality and in its methods of praying. I also had the chance to meet the Buddhist "patriarch" in Bangkok, Thailand, and among the monks that surrounded him there were several, for example, who came from the United States. Today we are seeing a certain diffusion of Buddhism in the West."

Đức Đạt Lai Lạt Ma, người lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng, là một nhân vật nổi tiếng ở phương Tây. Tôi đã gặp ông vài lần. Ông mang đạo Phật tới người của phương Tây Thiên-chúa-giáo, khuấy động sự lưu tâm về cả tinh thần Phật giáo lẫn những phương pháp cầu nguyện. Tôi cũng đã có cơ hội gặp đức Tăng thống Phật giáo ở Bangkok, Thái Lan, và giữa những ông sư ở chung quanh ông có vài người, thí dụ, đến từ nước Mỹ. Ngày nay, chúng ta được chứng kiến một sự lan rộng nào đó của đạo Phật ở phương Tây.

2- "The Buddhist doctrine of salvation constitutes the central point, or rather the only point, of this system. Nevertheless, both the Buddhist tradition and the methods deriving from it have an almost exclusively negative soteriology.”

 Giáo lý về sự cứu rỗi của đạo Phật tạo thành tâm điểm, hay đúng hơn, điểm duy nhất, của hệ thống này. Tuy nhiên, cả truyền thống của đạo Phật lẫn những phương pháp (tu tập) đến từ đó đều có lý thuyết về sự cứu rỗi gần như là kém cỏi một cách đặc biệt.

http://nguoivietnamchau.com/forums/showthread.php?t=10568

[8] Wes “Scoop” Nisker là một hướng dẫn viên thiền quán, chủ bút tạp chí Phật Giáo  Inquiring MindBerkeley, California, và chương trình truyền thanh phổ biến thuộc vùng Vịnh San Francisco. 

Bài liên hệ

GIẢI THOÁT LÀ CHẲNG CÓ AI: ĐẠO PHẬTTÂM THỨC VÀ CHỨNG NGHIỆM

http://www.stephenbatchelor.org/online%20articles/culture%20awakening.htm

 

stephen-batchelor-03Stephen Batchelor is a contemporary Buddhist teacher and writer, best known for his secular or agnostic approach to Buddhism. Stephen considers Buddhism to be a constantly evolving culture of awakening rather than a religious system based on immutable dogmas and beliefs. In particular, he regards the doctrines of karma and rebirth to be features of ancient Indian civilisation and not intrinsic to what the Buddha taught. Buddhism has survived for the past 2,500 years because of its capacity to reinvent itself in accord with the needs of the different Asian societies with which it has creatively interacted throughout its history. As Buddhism encounters modernity, it enters a vital new phase of its development. Through his writings, translations and teaching, Stephen engages in a critical exploration of Buddhism's role in the modern world, which has earned him both condemnation as a heretic and praise as a reformer.

Stephen was born in Dundee, Scotland, on April 7, 1953. He grew up in a humanist environment with his mother Phyllis (b. 1913) and brother David (b. 1955) in Watford, north west of London. After completing his education at Watford Grammar School, he travelled overland to India in February, 1972, at the age of eighteen.

He settled in Dharamsala, the capital-in-exile of the Dalai Lama, and studied at the Library of Tibetan Works and Archives with Ven. Geshe Ngawang Dhargyey. He was ordained as a novice Buddhist monk in 1974. He left India in 1975 in order to study Buddhist philosophy and doctrine under the guidance of Ven. Geshe Rabten, first at the Tibetan Monastic Institute in Rikon, Switzerland, then in Le Mont Pelerin, Switzerland, where Geshe Rabten founded Tharpa Choeling (now Rabten Choeling). The following year he received full ordination as a Buddhist monk. In 1979 he moved to Germany as a translator for Ven. Geshe Thubten Ngawang at the Tibetisches Institut, Hamburg. In April 1981 he travelled to Songgwangsa Monastery in South Korea to train in Zen Buddhism under the guidance of Ven. Kusan Sunim. He remained in Korea until the autumn of 1984, when he left for a pilgrimage to Japan, China and Tibet.

He disrobed in February 1985 and married Martine Fages in Hong Kong before returning to England and joining the Sharpham North Community in Totnes, Devon. During the fifteen years he lived at Sharpham, he became co-ordinator of the Sharpham Trust (1992) and co-founder of the Sharpham College for Buddhist Studies and Contemporary Enquiry (1996). Throughout this period he worked as a the Buddhist Chaplain of HMP Channings Wood. From 1990 he has been a Guiding Teacher at Gaia House meditation centre in Devon and since 1992 a contributing editor of Tricycle: The Buddhist Review .

In August 2000, he and Martine moved to Aquitaine, France, where they live in a small village near Bordeaux with their cat Zoë. While at home he pursues his work as a scholar, writer and artist. For several months each year, he travels worldwide to lead meditation retreats and teach Buddhism (see Schedule). He is the translator and author of various books (see books) and articles on Buddhism (see Publications) including the bestselling Buddhism Without Beliefs (Riverhead 1997). His most recent publication is Living with the Devil: A Meditation on Good and Evil (Riverhead, 2004). His book Confession of a Buddhist Atheist will be published in March 2010 (Spiegel&Grau/Random House).

Last updated, January 2010.